Bài viết được dịch từ bài gốc 6 Signs You’re Depressed, Not Lazy của tác giả Chloe.
Bạn có bao giờ có một ngày mà bạn chỉ muốn nằm ì xuống mặc kệ sự đời và không làm gì cả? Lúc đó bạn cảm thấy bản thân bạn như mất phương hướng trong cuộc sống và bạn không biết phải làm gì?
Tôi nghĩ là có rồi! Bởi vì chúng ta luôn có ngày nghỉ mà (ngày nghỉ ở nhà nằm ì ra phải không :D, đùa thôi á). Đôi khi chúng ta cảm thấy lười biếng, mất động lực, và mất tinh thần. Nhưng chúng ta đang sống trong một xã hội khốc liệt, siêu canh tranh đến nỗi bị ảm ảnh bởi việc theo đuổi thành công, sức khỏe, điều đó khiến chúng ta cảm thấy “tội lỗi” khi thời gian đó chúng ta lại không dành ra để đi kiếm tiền hoặc làm gì đó có ích, mà lại nằm ì ra đó. Bởi vì chúng ta cũng chỉ là con người thôi, nên sống một cuộc sống căng thẳng, stress kinh niên và liên tục làm việc quá sức bản thân sẽ dẫn tới một số tác động tiêu cực lên tinh thần và cảm xúc của chúng ta.
Nhưng nếu nó còn hơn thế thì sao? Điều gì xảy ra nếu sự lười biếng của bạn không chỉ là sự kiệt sức về mặt cảm súc. Sẽ thế nào nếu nó trở nên nghiêm trọng. Okay, như đã nói, sau đây tôi sẽ chỉ ra 6 dấu hiệu giúp bạn tìm ra nó ở đâu:
1. Bạn không thể thoát khỏi nó
Sự lười biếng đôi khi đến với chúng ta khi ta có việc quan trọng cần phải làm hoặc ta đã làm việc siêng năng trong thời gian dài. Và lúc này sẽ có nhiều lời khuyên, thủ thuật sẵn mà chúng ta có thể áp dụng để bản thân thoát ra khỏi tình trạng này, đó là có một todo list, nghe một bài nói/xem video truyền động lực, hoặc viết ra mục tiêu bản thân cần đạt được. Nhưng sự trầm cảm thì sao? Trầm cảm không phải là sự lựa chọn và nó không hoàn toàn dễ dàng “vứt bỏ” hoặc bỏ qua - bất kể người khác có niềm tin khác như thế nào đi chăng nữa.
Trầm cảm là bệnh tâm thần nghiêm trọng cần được điều trị bởi bác sĩ tâm lý thâm chí đôi khi cần phải dùng thuốc. Thông thường trầm cảm sẽ tái phái trong suốt cuộc đời của người bị bệnh, chính vì thế mà cần điều trị nhiều tháng (Lépine & Briley, 2011).
2. Bạn không thể vui lên nổi
Một dấu hiệu rõ ràng khác có thể còn hơn cái mà bạn gọi là lười biếng đó là bạn thường xuyên gặp vấn đề dai dẳng với cảm xúc như sự trống trải không thể giải thích, nỗi buồn, mất hi vọng. Bạn không chỉ mệt mỏi và cạn năng lượng, mà còn cảm thấy chán nản và thất vọng không rõ nguyên do. Tệ hơn hết, không điều gì khiến bạn cảm thấy vui và khiến tâm trạng của bạn tốt hơn. Không ngủ đủ giấc, ăn uống thỏa mái, tự chăm sóc bản thân hoặc khoảng thời gian vui vẻ với bạn bè dường như không khiến bạn cảm thấy phấn chấn hơn. Bởi vì bạn đang ở trong “trận chiến” với trầm cảm rồi đó, thậm chí lúc này bạn còn không muốn làm điều bạn yêu thích hoặc không muốn dành thời gian cho người bạn yêu, chỉ muốn mình bạn thôi phải không, tránh né khiến bạn cảm thấy đỡ/thỏa mái hơn (Hammen, 2005).
3. Bạn mất hứng thú với mọi thứ
Theo như Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ (2013), “sự hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động bị giảm sút rõ rệt” là một trong dấu hiệu nhận biết các giai đoạn của trầm cảm. Vì vậy nếu bạn đã nhận ra “sự lười biếng” ở bản thân khiến bạn mất động lực và hứng thú với mọi thứ - không chỉ là ở trường mà còn ở công việc - thì hẳn đó là manh mối đầu tiên cảnh báo bạn đang có điều đáng báo động xảy ra. Người bị trầm cảm thường mất hứng thú với các sở thích của bản thân và không muốn tiếp xúc với người khác xung quanh mình. Họ thích ở nhà và nằm ì trên gường không làm gì cả ngày bởi vì họ đã mất đi động lực, cảm hứng để quan tâm đến những điều khác… và điều đó sẽ mang chúng ta đến với dấu hiệu số 4.
4. Bạn không thể “hoạt động” được nữa
Bạn có cảm thấy “sự lười biếng” của bản thân vượt quá tầm kiểm soát? Đôi khi quá tải để bản thân kiểm soát được. Nó có đang cản trở trong công việc, học tập, cuộc sống của bạn? Có phải nó gây ra cho bạn nhiều vấn đề? Nếu bạn nói “có” trong hầu hết câu hỏi thì có lẽ bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng hơn là do lười biếng đơn thuần. Trong chuẩn đoán trầm cảm, các nhà tâm lý học đưa ra phương pháp 4D để nhận biết điểm bất thường, đó là: lệch lạc (deviance), đau khổ (distress), nguy hiểm (danger), và rối loạn chức năng (dysfunction). Vì vậy nếu “sự lười biếng” khiến bạn rối loạn chức năng và cản trở đáng kể đến công việc hằng ngày và chất lượng cuộc sống của bạn thì đó có thể là lúc bạn cần đến sự trị liệu từ bác sỹ tâm lý.
5. “Sự lười biếng” xảy ra không phải do bất kỳ nguyên nhân nào
Thông thường, sự lười biếng biểu hiện như sự trì hoãn và có thể do một số lý do khác nhau. Một số người tin rằng nó là sự phản ánh của sự thiếu tự trọng, trong khi một số khác cho rằng nó xảy ra do sự thiếu nhìn nhận tích cực từ mọi người mà thôi. Nó cũng có thể xảy ra do thiếu kỷ luật, tự chủ và sự hứng thú ở bản thân. Nhưng còn trầm cảm thì sao? Điều gì gây nên trầm cảm? Thực ra câu trả lời mà các nhà tâm lý học đưa ra là họ cũng không biết nữa. Nhưng có một điều họ chắc chắn rằng nó xảy ra khi không cần “kích hoạt” bởi thứ gì đó. Không có lý do rõ ràng tại sao nó lại “phát triển” (Carter & Garber, 2011). Vì vậy nếu bạn cảm thấy bản thân đi xuống, chán nản, thất vọng đột nhiên, thì đây chính là câu trả lời.
6. “Sự lười biếng” không phải là sự lựa chọn
Cuối cùng, có lẽ là quan trọng nhất, điểm khác biệt chính giữa trầm cảm và sự lười biếng là ở chỗ, lười biếng có thể thay đổi được, còn trầm cảm thì không. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi thiếu động lực, bạn có thể làm điều gì đó như thư giãn một chút, xem gì đấy để truyền động lực, và thử làm một việc nào đó theo cách khác, hoặc thử vài “thủ thuật tăng năng suất” để giúp bản thân vượt qua cái lười biếng chết tiệt kia. Nhưng với trầm cảm thì nó không dễ như vậy. Những người biết rõ về triệu chứng lâm sàng của trầm cảm (những người mà họ đã từng bị, từng trải qua) họ sẽ nói với bạn rằng đó là cái cảm giác chẳng ai muốn bản thân dính phải cả, nếu có lựa chọn, họ sẽ thoát ra ngay lập tức. Sự thật là những người bị trầm cảm thường sẽ cảm thấy bản thân có lỗi, xấu hổ, bất lực (Gotlib & Hammen, 2008), vì vậy đừng bao giờ nói rằng bất cứ ai bị trầm cảm là “làm thế để được sự chú ý”. Trầm cảm thuộc về nhóm bệnh tâm thần, và bệnh tâm thần thì không đơn giản như thế.
Bạn có thấy bản thân có dấu hiệu nào tôi vừa nêu ở trên không? Gần đây bạn có cảm thấy thực sự lười biếng và tự hỏi liệu nó có gì nghiêm trọng không? Nếu bạn hoặc bất kỳ ai bạn biết đang trải qua cảm giác trầm cảm nghiêm trọng, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần ngay để nhận được sự trợ giúp. Bởi vì bệnh trầm cảm chẩn đoán càng sớm thì càng dễ điều trị.
Tham khảo
- Bài gốc 6 Signs You’re Depressed, Not Lazy
- Dịch và thêm thắt by me.