Bài học từ một chuyến đi

Chuyện là mình đã có chuyến đi du lịch + trekking từ Đà Lạt sang Tà Năng (mình sẽ viết một bài khác để thở than về nó), chuyến đi này để lại cho mình khá nhiều trải nghiệm, vui có, nhớ đời cũng có. Mà như thường lệ, sau mỗi chuyến đi trở về, mình thường suy nghĩ rằng: rốt cuộc có rút ra được gì từ chuyến đi này không nhỉ? Suy nghĩ này không chỉ đơn thuần đến từ nguyện vọng rút ra bài học sau mỗi chuyến đi, mà nó còn đến từ áp lực “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Để lâu lại quên, viết ra cho nóng, cho còn dính vào kí ức chứ không lại như cá vàng mau quên.

  • Đi chơi hay đi đâu cũng vậy, phải có plan, nó giống như bản thiết kế khi thi công công trình vậy! (điều hiển nhiên ha). Nhưng một plan là chưa đủ, cần tối thiểu thêm một plan nữa.
    Để chi?
    Trong quản lý dự án, mình nhớ có một điều kinh điển như sau: the only constant is change. Nghĩa là điều duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi. Cho nên mọi plan đã vẽ lên, chưa chắc chúng ta có thể flow đúng y đúc (nhân phẩm tốt thì không nói). Đối chiếu vào chuyến đi lần này, mình thấy nó đúng v.ã.i cả chưởng.
    Việc có nhiều plan một mặt ứng phó tốt với việc plan chính bị thay đổi, mặc khác nó giúp mình không đưa ra những quyết định ngu ngốc khác.
  • Những nơi chúng ta sẽ đến, cần làm rõ việc di chuyển tới đó có khó không, có maps không, có dễ lạc đường không, có sóng điện thoại không, và tốn bao lâu để di chuyển.
  • Đi chơi xa hoặc đi trekking trong rừng nên có bạn đồng hành, ngoài việc có người bầu bạn còn có vấn đề khác liên quan tới tâm linh (không đùa). Còn nếu phải đi một mình, chúng ta cần thật sự phải tỉnh táo và có sức khỏe tốt!
    Nói có dẫn chứng đợt mình như vầy, còn có những ae khác, ae ai có đồ ăn thức uống hay nhu yếu phẩm là share lẫn nhau, đi một mình thì làm gì có :).
  • Mấy món đồ như sạc dự phòng mình cho là không quan trọng vì đã có sạc nhanh, nhưng mình đã lầm. Nên có một cục. Sẽ cần khi rơi vào cái cảnh vừa phải tra maps vừa phải dò đường đi đã thế lại còn bị lạc, điện thoại lại còn hết pin, và lúc này còn ở trong rừng.
  • Mình có quan điểm: sức khỏe + trí tuệ là quan trọng nhất, nhưng nếu compare giữa hai cái, có lẽ sức khỏe là quan trọng hơn cả. Các chuyến đi cho ta kinh nghiệm trải nghiệm mở mang trí óc, nhưng nếu sức khỏe không đủ thì có lẽ trí óc sẽ toàn suy nghĩ đớn đau mà thôi.
  • Trước khi đi du lịch, tập thể dục, thể dục, thể dục, điều quan trọng nói 3 lần.
  • Đừng lượm đồ lung tung rồi mang về, kể cả tiền, nếu có lượm thì hãy tiêu hết trước khi về.
  • Cố chấp đôi lúc cũng tốt, nhưng cố chấp mà không suy tính tới điều kiện hiện có của mình thì nên bỏ gấp. Ví dụ, bương rừng khi đã 9h tối với điều kiện xe máy có vấn đề.
  • Đừng nên tin tưởng google maps quá, và cũng đừng nên quá tin vào đường đi mà người ta chỉ => mọi chuyện phải double check, nếu là maps thì bật chế độ ảnh chụp vệ tinh để xem địa hình cung đường đó như thế nào. Tránh lạc vào rừng lúc 9h tối như mình :).
  • Cẩn thận với chuyện người lạ đột nhiên tốt với mình. Ví dụ người cho thuê xe tự nguyện đánh ô tô tới chở đi thuê xe, chuyện có thể không có gì, nhưng nó ám chỉ rằng ở nơi lạ nước lạ cái, thì chuyện người lạ tốt ắt hẳn có lý do/động cơ.
  • Hành lý nên càng gọn càng tốt, đủ vừa balo 30L hoặc <= 7kg (chuyến đi 4 ngày) là đẹp.
  • Đồ có thể mặc nhiều ngày, ưu tiên chọn quần áo dễ khô.
  • Khi thuê xe máy, hỏi giá trước, và hỏi thanh toán trước hay sau, ưu tiên thanh toán sau.
  • Bỏ theo cục giấy + hộp thuốc đau bụng loại thuốc nam.
  • Hỏi, đề nghị thì chưa chắc người ta phản hồi, nhưng không hỏi thì chắc chắn người ta không nói với mình một câu, không thử thì sao mà biết (dùng trong case cần nhờ giúp đỡ hay hỏi gì ai đó).
  • Khi leo dốc càng cao và dài, cúi chôm người về phía trước và ánh mắt/suy nghĩ tập trung duy nhất vào bước đi hiện tại. Lâu lâu ngó hướng đi chứ không có ngó liên tục cái dốc mà đi. Thứ nhất khi nhìn dốc, cảm giác sẽ là nó cao v.ã.i cả chưởng => dễ nản, thứ hai dễ mệt vì không đúng trọng tâm cơ thể.
  • Khi đuối cơ bắp, mình nhận ra, bước bước ngắn và giảm tốc độ (số lần bước sẽ nhiều hơn) sẽ tốt hơn bước dài và cũng đỡ bị đau khớp. Cơ chế này giống việc về số ở xe máy, khi về số 1, động cơ sẽ mạnh nhưng tốc độ sẽ chậm.
    Liên tưởng việc này tới công việc, một việc nếu để một cục to chà bá, thì tâm lý sẽ dễ nản không muốn làm, nhưng nếu chia nhỏ ra, làm từng tý từng tý chậm chậm, sau khi đã vượt qua sức ì thì sẽ sau đó chúng ta sẽ thấy “ôi cũng không quá khó”, rồi từ từ sẽ thấy “ôi xong rồi ư”.
  • Và điều chốt hạ bài viết, khi đã ra quyết định thì làm gì cũng làm tới cùng, đi đâu cũng đi tới cùng, tiến lên không nói nhiều. Niềm tin sẽ cho ta bất ngờ.
image image image
 Comments
Comment plugin failed to load
Loading comment plugin